Bộ tiêu chuẩn kính xây dựng Việt Nam

03/07/2021

Kính xây dựng có nhiều tính năng ưu việt và được ứng dụng rộng rãi. Tuy nhiên với các đặc tính cơ lý hóa thì đây cũng là loại vật liệu có nguy cơ mất an toàn cao. Đó là lý do bộ Tiêu chuẩn kính xây dựng đã được ban hành. Nó bao gồm cả tiêu chuẩn về sản phẩm, thử nghiệm, thiết kế và thi công… để quản lý và kiểm soát chặt chẽ đối với loại vật liệu này. Vậy bộ tiêu chuẩn đó đề cập tới vấn đề gì? Cần lưu ý gì khi áp dụng? Tất cả các câu hỏi này sẽ được bật mí thông qua bài viết dưới đây. Hãy cùng theo dõi bạn nhé!

Tính ưu việt của kính trong xây dựng

Việc Nam là quốc gia đang trong quá trình đô thị hóa với tốc độ cao. Hiện nay dân cư thành thị chiếm khoảng 30% số dân cả nước. Theo nghiên cứu, con số này còn tăng lên.  Vì vậy nên nhu cầu về nhà ở, trung tâm thương mại, cao ốc… luôn ở mức cao. Ngoài các giải pháp về mặt kiến trúc thì việc sử dụng vật liệu cũng là vấn đề cần được quan tâm. 

Ưu điểm của kính xây dựng

Việc sử dụng kính đã làm thay đổi bộ mặt kiến trúc đô thị. Nó tạo bước chuyển biến lớn. Đặc biệt đây là loại vật liệu có khả năng lấy sáng, cách âm, cách nhiệt, tạo thành kiến trúc đa dạng, thanh thoát… Đó là lý do các tòa nhà cao tầng ở nước ta ngày càng sử dụng nhiều vật liệu này. 

Tieu Chuan Kinh Xay Dung 1

Kính xây dựng có nhiều ưu điểm vượt trội

 

Tuy nhiên với quốc gia nhiệt đới như Việt Nam, hệ thống tường kính cần đáp ứng được yêu cầu cao. Đó là lý do bộ Tiêu chuẩn kính xây dựng đã được ban hành.  Ngoài ra, các yêu cầu về kính tiết kiệm năng lượng cũng cần được quan tâm. 

Sử dụng kính tiết kiệm năng lượng

Hiện nay, việc lựa chọn kính sử dụng trong công trình là yếu tố then chốt giúp đảm bảo công trình xanh. Bới trọng tâm là tạo ra công trình xanh, tiết kiệm năng lượng ngày càng chặt chẽ hơn. Vì vậy việc lựa chọn đúng loại kính đóng vai trò rất quan trọng. 

Tieu Chuan Kinh Xay Dung 2

Kính tiết kiệm năng lượng được đánh giá là loại vật liệu xanh hướng tới tương lai

 

Các tiêu chí quan trọng bạn cần lưu ý khi lựa chọn bao gồm: Khả năng kiểm soát năng lượng mặt trời, cách nhiệt, cách âm, an toàn (độ bền khi có va chạm, bền hóa chất, áp lực gió, động đất…)… Chính việc lựa chọn đúng loại kính này sẽ giúp giảm hấp thụ nhiệt Mặt Trời và đồng thời tránh làm tổn thất nhiệt.  Như vậy sẽ giúp tạo ra được công trình tiện nghi, thân thiện với môi trường, giảm chi phí năng lượng, kiểm soát khí hậu..

 

Theo Hiệp hội Kính xây dựng Việt Nam, hiện tại có 9 dòng sản phẩm kính có khả năng gây mất an toàn. Có thể kể tới như: kính cán vân hoa, kính kéo, kính nổi, kính dán nhiều lớp, kính phủ phản quang, kính màu hấp thụ nhiệt, kính gương tráng bạc bằng phương pháp hóa học ướt.

Các Quy chuẩn và Tiêu chuẩn kính xây dựng

Mặc dù kính có nhiều tính năng ưu việt nhưng với các đặc tính cơ lý của sản phẩm thì kính cũng là mặt hàng có nguy cơ gây mất an toàn cho người dùng. Vì vậy nên nhiều nước trên thế giới đã ban hành quy phạm kỹ thuật, tiêu chuẩn kính xây dựng để kiểm soát chất lượng của mặt hàng này.

 

Ở nước ta chỉ có một số tiêu chuẩn Việt Nam dành cho kính xây dựng. Các tiêu chuẩn này chỉ mang tính tương đối với tiêu chuẩn quốc tế. Tuy nhiên là tiêu chuẩn nên chỉ mang tính khuyến khích áp dụng chứ không bắt buộc. Ngoài ra, khi thông quan, kính nhập khẩu cũng không được kiểm tra sự phù hợp với Tiêu chuẩn Việt Nam.

 

Hiện tại, Việt Nam đã ban hành 26 tiêu chuẩn Việt Nam và 1 thông tư của Bộ xây dựng liên quan tới việc quản lý và sử dụng kính. Về lĩnh vực quy chuẩn thì cho đến nay Việt Nam chưa có Quy chuẩn kỹ thuật riêng về Kính xây dựng. Gần như các quy định liên quan chỉ mới được đề cập một ít trong XDVN 05:2008/BXD. 

 

Tuy nhiên các quy định này gần như chỉ mới đề cập tới một số nội dung cụ thể như chủng loại, thiết kế, thi công, lắp đặt, khả năng chịu lực… Còn các yếu tố khác gần như chưa được đề cập tới. Do đó cần đẩy mạnh hơn nữa công tác quản lý và hình thành hệ thống văn bản pháp quy.

Danh mục quy chuẩn, tiêu chuẩn kính xây dựng Việt Nam

Dưới đây là các tiêu chuẩn liên quan tới độ chịu lực, độ võng cũng như mối quan hệ giữa chiều rộng, chiều dài, chiều dày của kính… Đây cũng chính là cơ sở khoa học cần cho việc lựa chọn kính, an toàn chịu lực trong các công trình xây dựng hiện nay. 

Tieu Chuan Kinh Xay Dung 3

Bộ tài liệu tiêu chuẩn về kính xây dựng

Nhóm 1 tiêu chuẩn kính xây dựng Việt Nam

– TCVN 3992-85.Sản phẩm thủy tinh dùng trong xây dựng – Phần: Thuật ngữ và định nghĩa

– TCVN 7218:2002.Kính tấm xây dựng. Kính nổi. Phần: Yêu cầu kỹ thuật

– TCVN 7219:2002.Kính tấm xây dựng. Phần: Phương pháp thử.

 

Nhóm 2 tiêu chuẩn kính xây dựng Việt Nam

– TCVN 7455:2004.Kính xây dựng. Kính tôi nhiệt an toàn.

– TCVN 7456:2004. Kính xây dựng. Kính cốt lưới thép.

– TCVN 7529:2005.Kính xây dựng. Kính màu hấp thụ nhiệt.

– TCVN 7528:2005.Kính xây dựng. Kính phủ phản quang.

– TCVN 7527:2005.Kính xây dựng. Kính cán vân hoa.

– TCVN 7526:2005.Kính xây dựng. Định nghĩa và phân loại.

Nhóm 3 tiêu chuẩn kính xây dựng Việt Nam

– TCVN 7364-1:2004.Kính xây dựng. Kính dán nhiều lớp và kính dán an toàn nhiều lớp. Phần 1: Định nghĩa và mô tả các vật liệu thành phần.

– TCVN 7364-2:2004.Kính xây dựng. Kính dán nhiều lớp và kính dán an toàn nhiều lớp. Phần 2: Kính dán an toàn nhiều lớp.

– TCVN 7364-3:2004.Kính xây dựng. Kính dán nhiều lớp và kính dán an toàn nhiều lớp. Phần 3: Kính dán nhiều lớp.

– TCVN 7364-4:2004.Kính xây dựng. Kính dán nhiều lớp và kính dán an toàn nhiều lớp. Phương pháp thử độ bền.

– TCVN 7364-5:2004.Kính xây dựng. Kính dán nhiều lớp và kính dán an toàn nhiều lớp. Phần 5: Kích thước và hoàn thiện cạnh sản phẩm.

– TCVN 7364-6:2004.Kính xây dựng. Kính dán nhiều lớp và kính dán an toàn nhiều lớp. Phần 6: Ngoại quan.

Nhóm 4 tiêu chuẩn kính xây dựng Việt Nam

– TCVN 7368:2004.Kính xây dựng. Kính dán nhiều lớp và kính dán an toàn nhiều lớp. Phương pháp thử độ bền va đập.

– TCVN 7737:2007.Kính xây dựng. Phương pháp xác định độ xuyên quang, độ phản quang, tổng năng lượng bức xạ mặt trời truyền qua và độ xuyên bức xạ tử ngoại.

– TCVN 8260:2009.Kính xây dựng. Kính hộp gắn kín cách nhiệt.

– TCVN 8261:2009.Kính xây dựng. Phương pháp thử. Xác định ứng suất bề mặt và ứng suất cạnh của kính bằng phương pháp quang đàn hồi không phá hủy sản phẩm.

Nhóm 5 tiêu chuẩn kính xây dựng Việt Nam

– TCVN 7452-1:2004 (EN 1026:2000) Cửa sổ và cửa đi – Phương pháp thử – Phần 1: Xác định độ lọt khí

– TCVN 7452-2:2004 (EN 1027:2000) Cửa sổ và cửa đi – Phương pháp thử – Phần 1: Xác định độ kín nước

– TCVN 7452-3:2004 Cửa sổ và cửa đi – Phương pháp thử, Phần 3: Xác định bền áp lực gió

– Thông tư 11/2009/TT-BXD.Thông tư của Bộ xây dựng quy định công tác quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hoá kính xây dựng.

– Quy chuẩn  QCXDVN 05:2008/BXD Quy chuẩn xây dựng Việt Nam “Nhà ở và công trình công cộng – An toàn sinh mạng  và sức khỏe”

– TCVN 7505:2005.Quy phạm sử dụng kính trong xây dựng. Phần: Lựa chọn và lắp đặt.

 

Trên đây chúng tôi đã giới thiệu tới bạn bộ tiêu chuẩn kính xây dựng. Dựa vào đó, bạn có thể nghiên cứu và ứng dụng vào thực tiễn. Để được tư vấn kỹ hơn bởi các chuyên gia hàng đầu, quý khách hàng đừng quên liên hệ với Viglacera thông qua số hotline/comment hoặc inbox fanpage nhé! Chắc chắn chúng tôi sẽ tư vấn cho bạn các giải pháp phù hợp và hiệu quả nhất.