Dùng cửa nhà vệ sinh chất liệu nào bền và tiết kiệm chi phí nhất?

04/03/2022

Bạn đang có nhu cầu làm cửa nhà vệ sinh nhưng chưa biết chất liệu nào vừa bền, vừa đẹp, chi phí lại tiết kiệm và dễ dàng gia công. Câu trả lời sẽ có tất cả trong bài viết dưới đây, cùng Viglacera tìm hiểu ngay nhé!

Tại sao bạn nên đặc biệt quan tâm đến chất liệu làm cửa nhà vệ sinh?

Không giống với bất kỳ căn phòng nào khách, phòng vệ sinh là nơi có hơi ẩm bốc lên thường xuyên, đặc biệt là các phòng vệ sinh kết hợp với phòng tắm thì vấn đề này lại càng nên được gia chủ quan tâm hơn. 

cửa nhà vệ sinh1

Hơi ẩm sẽ khiến cửa nhà vệ sinh không bền, tuổi thọ ngắn, dễ bị ẩm mốc và hư hỏng. Ngoài ra đây cũng là nơi tiếp xúc nhiều với các hóa chất tẩy rửa cùng rác thải vì vậy bạn cần hết sức chú ý khi lựa chọn chất liệu làm cửa khắc phục được vấn đề này, tránh thay đi thay lại, vừa tốn thời gian, công sức vừa tốn thêm một khoản chi phí kha khá đấy!

Các loại chất liệu làm cửa nhà vệ sinh phổ biến. Đâu là chất liệu phù hợp nhất?

Chất liệu làm cửa nhà vệ sinh có rất đa dạng, tùy vào sở thích và nhu cầu bạn có thể lựa chọn loại chất liệu phù hợp nhất cho không gian nhà mình. Dưới đây là những đặc điểm chi tiết của 3 loại vật liệu phổ biến nhất khi làm cửa cho nhà vệ sinh. Cụ thể như sau:

Cửa nhà vệ sinh – Cửa nhôm kính

Được nhiều gia đình ưa thích và lựa chọn sử dụng làm cửa nhà vệ sinh là kính, cụ thể là cửa nhôm kính.

cửa nhà vệ sinh2

Điều đầu tiên khi sử dụng cửa nhôm kính cho phòng vệ sinh đó là bạn hoàn toàn có thể gạt bỏ nỗi lo thấm nước, bị ẩm mốc hay hư hỏng theo thời gian,…Loại cửa này cũng rất dễ dàng trong việc làm sạch và lau chùi. Ngoài ra, cửa nhôm kính có mẫu mã rất đa dạng, tha hồ cho bạn lựa chọn.

Các thiết kế của cửa nhôm kính có sang trọng, có bình dân tùy vào sở thích và phong cách chung của căn nhà mà bạn có thể sử dụng loại phù hợp nhất.

Giá thành của cửa nhôm kính không cao, đáp ứng được hầu hết các công trình từ lớn đến nhỏ, giúp gia chủ hoặc chủ đầu tư tiết kiệm được một khoản chi phí khá lớn.

Có duy nhất một nhược điểm của cửa nhôm kính nhà vệ sinh đó là không chịu được va đập mạnh, cửa sẽ bị cong vênh. Nhưng nhà vệ sinh là công trình phụ, không không cần quá đặt nặng vấn đề này vì vậy bạn có thể cân nhắc thêm nhé!

Cửa nhà vệ sinh – Cửa gỗ

Cửa gỗ dùng cho nhà vệ sinh có 2 loại là cửa gỗ tự nhiên và cửa gỗ công nghiệp.

Cửa gỗ tự nhiên

Bạn có thể sử dụng gỗ tự nhiên là xoan đào, sồi Nga hay sồi Mỹ làm cửa nhà vệ sinh

Gỗ tự nhiên có màu sắc tự nhiên đẹp mắt, chống được va đập, cong vênh nhưng dễ bị mối mọt, không có khả năng chống ẩm đặc biệt là trong thời tiết khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm như Việt Nam thì đây là vấn đề bạn cần hết sức lưu tâm.

Ngoài ra, gỗ tự nhiên còn có đặc điểm là dễ bị co rút do thay đổi nhiệt độ của môi trường. Ví dụ, khi vào mùa mà thời tiết có độ ẩm cao, cửa gỗ tự nhiên thường nở ra gây ra tình trạng rất khó khi đóng vào mở ra vì không còn vừa với bản lề nữa. Ngược lại vào những mùa hanh khô, cửa sẽ bị co rút lại gây khó khăn cho người sử dụng.

Cửa gỗ công nghiệp

Với những ưu điểm là nhiều mẫu mã, dễ gia công, giá thành rẻ,…gỗ công nghiệp cũng là sự lựa chọn của nhiều gia đình khi làm cửa nhà vệ sinh bên cạnh gỗ tự nhiên.

cửa nhà vệ sinh3

Bạn có thể sử dụng gỗ công nghiệp lõi xanh để tăng khả năng chống ẩm, giúp cửa nhà vệ sinh bền chắc và sạch đẹp hơn.

Cửa nhà vệ sinh – Cửa nhựa

Công nghệ sản xuất ngày càng hiện đại giúp chất liệu nhựa ngày càng được ứng dụng phổ biến hơn trong đời sống, cụ thể là làm cửa nhà vệ sinh. Có khá nhiều loại nhựa cho bạn lựa chọn làm cửa như: nhựa PVC, cửa gỗ nhựa, cửa nhựa lõi thép,…

cửa nhà vệ sinh4

Cửa nhựa có giá thành rẻ, chống được nước và tiết kiệm không gian tốt. Một số loại cửa nhựa phổ biến khi làm cửa nhà vệ sinh cho bạn tham khảo là: cửa nhựa xếp, vách xếp, cửa gấp nhựa,…

Cửa nhựa có trọng lượng nhẹ, dễ dàng trong việc di chuyển và lắp đặt cũng như tháo dỡ. Tuy nhiên, chất liệu này không phải là sự lựa chọn tuyệt vời nếu bạn đang mong muốn có một không gian sống sang trọng và đẳng cấp.

Trên đây là các loại vật liệu làm cửa nhà vệ sinh phổ biến nhất, tùy vào sở thích cũng như ngân sách bạn có thể chọn loại cửa phù hợp nhất cho không gian nhà mình nhé! Chúc bạn tìm được mẫu cửa ưng ý!