5 loại vật liệu xây dựng mới trong ngành xây dựng năm 2021
21/01/2022
Đứng trước những sự thay đổi khắc nghiệt của môi trường, con người ngày càng coi trọng việc nghiên cứu, tìm ra các loại vật liệu xây dựng mới. Các loại vật liệu này như một nền móng giúp ngành xây dựng phát triển và sáng tạo hơn trong tương lai. Vậy đâu là 5 loại vật liệu xây dựng mới nhất của năm 2021? Hãy cùng khám phá trong bài dưới đây nhé
Bê tông tự phục hồi – No.1 trong các loại vật liệu xây dựng mới
Bê tông hiện là loại vật liệu không thể thiếu trong các công trình xây dựng. Tuy nhiên, loại vật liệu này thường có nhiều “lỗ rỗng”. Theo thời gian, nước có thể xâm nhập vào các lỗ này để làm tổn hại cấu trúc kết cấu của loại vật liệu xây dựng này. Để giải quyết vấn đề đó, các nhà nghiên cứu đã cho ra đời Bê tông tự phục hồi. Đây là một trong những sáng chế nổi bật khi tìm hiểu và ứng dụng các loại vật liệu xây dựng mới vào xây dựng.
Bê tông tự phục hồi (SHC – Self Healing Concrete) là loại bê tông có thể tự làm liền các vết nứt, giúp cải thiện độ bền của các cấu trúc xây dựng. Từ đó, bạn có thể giảm mức chi phí sửa chữa và bảo trì đến mức tối đa. Đặc biệt, đây là loại bê tông rất hữu ích trong các công trình lớn hay công trình ngầm.
Có 3 cách để tạo ra bê tông tự phục hồi:
- Bổ sung chất liệu tạo Canxi Cacbonat: Bê tông sẽ được bổ sung các chất liệu giúp khi thấm hút nước, bê tông tự chuyển hóa và hình thành canxi cacbonat. Hợp chất sinh ra sẽ tự làm đầy và liền vết nứt.
- Bổ sung vi sinh vật: Bạn cũng có thể sử dụng một số vi sinh vật khi sử dụng các vi sinh vật/bào tử nấm phối trộn vào bê tông. Đây là cách tự phục hồi dạng sinh học (Bio-healing). Môi trường bên trong bê tông sẽ kích hoạt các vi khuẩn phát triển và sản sinh ra chất giúp lấp đầy vết nứt.
- Bổ sung vi nang hoặc mạng lưới vi mạch: Thợ sẽ bổ sung các hạt vi nang cho lớp bê tông của mình. Khi bê tông nứt vỡ, vỏ vi nang cũng vỡ ra, kích hoạt các chất bên trong giúp làm lành vết nứt.
Pin năng lượng mặt trời
Nhờ có sự tiến bộ nhanh chóng của công nghệ nano, ngày nay, chúng ta đã có những tấm năng lượng mặt trời siêu mỏng. Tuy nhiên, tấm pin có thể chứa đến hàng vạn phần tử bán dẫn. Các phần tử này sẽ cảm biến ánh sáng và biến đổi năng lượng ánh sáng thành năng lượng điện.
Pin năng lượng mặt trời thường được sử dụng ở núi cao hay đảo xa, nơi không thể kéo được đường điện dân dụng, cung cấp năng lượng cần thiết cho con người.
Xi măng phát quang:
Xi măng phát quang là một loại xi măng đặc biệt có khả năng phát quang trong bóng tối. Các nhà thiết kế thường ứng dụng xi măng phát quang để làm đường và các tòa nhà tiết kiệm năng lượng. Loại xi măng cực kỳ hữu ích cho khu vực hay có người đi lại vào ban đêm. Đặc biệt, xi măng phát quang cực kỳ bền bỉ, có thể có tuổi thọ lên tới 100 năm.
Vật liệu với bề mặt trơn trượt:
Các không gian yêu cầu độ kháng khuẩn cao như bệnh viện, nhà thương sẽ cần các loại vật liệu xây dựng riêng biệt. Các bề mặt này giúp vi khuẩn không thể bám lên bề mặt này. Ngoài ra, các bề mặt trơn trượt còn ngăn chặn được màu vẽ, đá, bụi,… do môi trường bên ngoài mang tới.
Hiện nay, giải pháp tối ưu nhất đến từ 1 nhóm sinh viên Harvard. Nhóm sinh viên này đã giới thiệu một loại xốp trơn trượt đảm bảo các yếu tố của loại vật liệu xây dựng mới tối ưu cho người sử dụng.